Mách bạn những ý tưởng thiết kế nhà bếp đơn giản mà đầy lôi cuốn
Xem Gold Star V.League 2-2024/25 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vnNgười dân TP.HCM khấp khởi chờ đi metro
Hãng AFP ngày 1.2 dẫn lời giới khoa học cho hay tảng băng trôi lớn nhất thế giới bắt đầu vỡ ra ở Nam Cực, dấu hiệu đầu tiên cho thấy nó sắp vỡ vụn sau khi tách ra và trôi tự do vào năm 2020.Chuyên gia Andrew Meijers thuộc Cơ quan Khảo sát Nam Cực của Anh (BAS) cho hay một khối băng dài khoảng 19 km đang tách khỏi tảng băng khổng lồ trên. Ông Meijers đã tận mắt chứng kiến tảng băng trôi khi dẫn đầu một nhóm nghiên cứu khoa học vào cuối năm 2023 và mô tả nó là "một vách đá trắng khổng lồ, cao 40 hoặc 50 m, trải dài từ chân trời này đến chân trời kia". Được đặt tên là A23a, tảng băng có diện tích gần 3.360 km2 và nặng gần 1.000 tỉ tấn, trước đó hầu như nguyên vẹn kể từ khi di chuyển chậm dần về phía bắc vào năm 2020. Nó đang trôi về đảo Nam Georgia ở Nam Đại Tây Dương, làm dấy lên lo ngại về việc nó có thể mắc cạn ở vùng nước nông hơn và làm gián đoạn nguồn thức ăn của chim cánh cụt con và hải cẩu."Đây chắc chắn là lát cắt đầu tiên xuất hiện rõ ràng từ tảng băng trôi", theo ông Meijers, người theo dõi tảng băng trôi qua vệ tinh từ năm 2023. Nhà nghiên cứu băng hà Soledad Tiranti hiện đang trong chuyến thám hiểm Nam Cực của Argentina cũng cho hay một phần tảng băng đã vỡ ra. Mảnh vỡ này có diện tích khoảng 80 km2.Ông Meijers cho biết các tảng băng trôi chứa đầy các vết nứt sâu, và mặc dù tảng băng đồ sộ này đã nhỏ lại theo thời gian và mất đi một mảnh nhỏ hơn nhiều, nhưng nó vẫn "giữ nguyên khá tốt".Trước đây, các tảng băng trôi khổng lồ khác đã tan rã "tương đối nhanh trong vài tuần" sau khi chúng bắt đầu mất đi những mảnh lớn, ông nói.Tảng băng A23a tách khỏi thềm lục địa Nam Cực vào năm 1986 nhưng vẫn nằm yên ở đó cho đến năm 2020, khi cuộc hành trình về phía bắc đôi khi khiến nó gặp phải những dòng chảy đại dương và xoay tại chỗ. Khối nước ngọt khổng lồ này bị cuốn trôi bởi dòng chảy đại dương mạnh nhất thế giới là Hải lưu vòng Nam Cực.Ông Meijers cho biết quỹ đạo của nó hướng về Nam Georgia, một vùng kiếm ăn quan trọng của hải cẩu và chim cánh cụt, khó có thể thay đổi vì nó đã mất đi phần này.Nhưng nếu tiếp tục vỡ ra, nó sẽ "gây ra ít mối đe dọa hơn nhiều cho động vật hoang dã" vì các loài động vật kiếm ăn có thể di chuyển dễ dàng giữa các khối nhỏ hơn để tìm thức ăn, ông nói thêm.
Thái Lan muốn cùng Việt Nam miễn visa song phương cho khách châu Âu
"Nghi thức" rọi ảnh trong phòng tối của Phạm Tuấn Ngọc diễn ra theo thứ tự như sau: chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, và hóa chất; đánh giá chất lượng âm bản (trong trường hợp cần phải "phục chế" các âm bản nếu bị xước hoặc bị mốc, bám bụi); rọi và rửa ảnh.
Trường ĐH Cửu Long xây dựng trong khuôn viên xanh mát với tổng diện tích 23,6 ha, cơ sở vật chất khang trang, hiện đại. Hằng năm, trường không ngừng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại để phục vụ hoạt động dạy và học.Đặc biệt, ngày 15.11.2024, trường khởi công xây dựng tòa nhà Khoa học sức khỏe, với tổng mức đầu tư gần 150 tỉ đồng, phục vụ công tác đào tạo các khối ngành sức khỏe. Trong đó, có phòng khám đa khoa tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng tốt nhu cầu thực hành của sinh viên và khám chữa bệnh của người dân. Trường hiện có 919 cán bộ, nhân viên, giảng viên. Trong đó, có 5 giáo sư, 41 phó giáo sư, 147 tiến sĩ, 396 thạc sĩ, gần 200 bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa 1, chuyên khoa 2. Mỗi ngành đào tạo đều có đủ đội ngũ giảng viên trình độ tiến sĩ chuyên ngành và trình độ thạc sĩ theo quy định của Bộ GD-ĐT.Không ngừng đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, Trường ĐH Cửu Long đã tổ chức thành công nhiều hội thảo khoa học quy mô trong nước và quốc tế. Gần đây nhất là hội thảo quốc tế "Đào tạo nguồn nhân lực y tế phục vụ nhu cầu trong nước và quốc tế trong thời đại 4.0 hiện nay - Thực trạng và giải pháp". Trong giai đoạn hội nhập và phát triển như hiện nay, việc tham gia nghiên cứu khoa học trong trường đại học có vai trò rất quan trọng. Từ đó, giúp cán bộ, giảng viên, sinh viên có cơ hội tiếp cận lĩnh vực chuyên môn của mình, rèn luyện khả năng nghiên cứu, tổng hợp, phân tích, khả năng làm việc theo nhóm, cách thuyết trình, báo cáo…Trường ĐH Cửu Long đạt chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục chu kỳ 2 và đã có 16 chương trình đào tạo (CTĐT) đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục (11 CTĐT trình độ đại học, 5 CTĐT trình độ thạc sĩ). Trường đang phối hợp Trung tâm kiểm định chất lượng Sài Gòn kiểm định 4 CTĐT gồm: 2 CTĐT đại học (Bảo vệ thực vật, Công nghệ kỹ thuật cơ khí) và 1 CTĐT thạc sĩ ngành Luật kinh tế. Dự kiến, đầu năm 2025, trường thực hiện kiểm định thêm 6 CTĐT, quyết tâm không ngừng nâng số CTĐT đạt chuẩn kiểm định giáo dục.Đến nay, Trường ĐH Cửu Long đã ký kết hơn 100 bản ghi nhớ hợp tác với các trung tâm, trường ĐH, CĐ, các tổ chức, doanh nghiệp ở nước ngoài như Mỹ, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Đài Loan, Thụy Sĩ, Lào, Campuchia, Thái Lan... Trong đó, nhiều dự án được thực hiện thành công như chương trình trao đổi giảng viên, sinh viên; các chương trình liên kết đào tạo, thực tập sinh; đầu tư dự án, tài trợ giáo dục và nghiên cứu khoa học... Đặc biệt, trường đã đào tạo hơn 700 lưu học sinh quốc tế cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho Lào và Campuchia.Nhà giáo ưu tú, PGS-TS Lương Minh Cừ, Hiệu trưởng Trường ĐH Cửu Long cho biết, qua 25 năm xây dựng và phát triển, Trường ĐH Cửu Long đã đào tạo và cấp bằng cho hơn 32.000 cử nhân, kỹ sư và hơn 1.200 thạc sĩ. Theo thống kê, tỷ lệ sinh viên của trường có việc làm sau khi tốt nghiệp là 97%, góp phần cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội.
Nữ du khách Việt khám phá vùng đất huyền bí của người tiền sử
"Trên da người bệnh bỗng xuất hiện mụn tấy đỏ mưng mủ và giun rồng nấp trong cơ (bắp chân, bắp tay...). Giun rồng sau đó tự chui ra từ lỗ mụn, vết sưng tấy. Hiện, nếu nhiễm phải loại giun này chỉ có thể chờ giun chui ra rồi kéo chúng ra khỏi cơ thể qua lỗ mụn mà chưa có thuốc chữa".Đó là chia sẻ của tiến sĩ - bác sĩ Đỗ Trung Dũng, Trưởng khoa Ký sinh trùng (Viện Sốt rét, ký sinh trùng, côn trùng T.Ư, Hà Nội), tại lễ khai trương Khoa Khám bệnh theo yêu cầu, Bệnh viện Đặng Văn Ngữ (thuộc Viện Sốt rét, ký sinh trùng, côn trùng T.Ư), được tổ chức hôm nay 10.3.Theo ông Dũng, bệnh giun rồng mới được ghi nhận tại Việt Nam gần đây. Năm 2021 ghi nhận ca đầu tiên, đến nay có 24 ca tại 5 tỉnh thành là Yên Bái, Phú Thọ, Thanh Hóa, Lào Cai, Hòa Bình. Gần đây nhất là nam bệnh nhân tại Hòa Bình. "Chúng tôi đã thông báo tới các địa phương có ca bệnh để tăng cường truyền thông cho người dân về phòng nhiễm bệnh", ông Dũng cho biết.Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Hòa Bình, ca bệnh giun rồng tại địa phương này, là nam bệnh nhân ở TP.Hòa Bình. Bệnh nhân hay ăn gỏi cá, rau sống, gia đình nuôi chó nhiều năm nay. 20 năm trước, bệnh nhân đi rừng thường uống nước lã tại các khe, suối.Khoảng tháng 10.2023, bệnh nhân có biểu hiện ngứa ở đầu gối trái, đùi phải, lưng, gãi và nổi sần trên mặt da, có bôi thuốc, sau bôi thuốc, bệnh nhân sưng tấy vết ngứa dọc đùi lên bẹn. Bệnh nhân tiếp tục đi khám tại cơ sở y tế tại địa phương, được chẩn đoán dị ứng.Cùng với ngứa nhiều, trên gối trái bệnh nhân có vết ngứa đóng vảy. Cạy ra thấy một "sợi dây" trắng, kéo được ra. Xét nghiệm tại địa phương cho thấy bệnh nhân nhiễm sán chó, mèo, được giới thiệu về điều trị tại Bệnh viện Đặng Văn Ngữ. Tại đây bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm giun rồng.Theo các bác sĩ, sợi dây được bệnh nhân tự lấy ra dài 10 - 15 cm, là giun ký sinh trong phần mềm (cơ) chân. Tuy nhiên, do nghĩ đó là gân nên bệnh nhân đã lấy kéo cắt và vứt vào túi rác. Về bệnh giun rồng, các năm gần đây mỗi năm trên thế giới ghi nhận 30 - 50 ca bệnh. Việt Nam có 24 ca tại 5 địa phương, từ 2012 đến nay. Tại Việt Nam, đây là các ca bệnh ký sinh trùng mới nổi, ghi nhận gần đây. Các quốc gia hiện không có thuốc điều trị."Giun rồng có chiều dài từ 0,7 - 1,2 m, gây ngứa, tổn thương phần mềm. Theo Tổ chức Y tế thế giới, nếu không được lấy ra, loài giun này chết kẹt trong các khớp hay cột sống gây biến chứng nặng cho người bệnh", bác sĩ Dũng cho biết thêm. Chuyên gia về ký sinh trùng khuyến cáo, để phòng bệnh giun rồng, người dân cần ăn chín, uống sôi, không ăn món tái sống như gỏi cá, tiết canh, đặc biệt lưu ý với thịt rắn, nhái.